Bước tới nội dung

Tiếng Mường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Mường
Thiểng Mường
Sử dụng tạiViệt Nam
Khu vựcHòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La
Tổng số người nói1.452.095 (2019)
Dân tộcMường
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtLatinh (Chữ Quốc ngữ)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3mtq
Glottologmuon1246[1]

Tiếng Mường (thiểng Mường[2]) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn LaNinh Bình [3].

Tiếng Mường có 6 thanh như tiếng Việt; tuy nhiên, thanh nặng chỉ được phân biệt tại các tỉnh Phú Thọ và Thanh Hóa, còn những người tỉnh Hòa Bình đọc như thanh sắc.[4][5].

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mường không có hệ thống chữ viết riêng cho đến thế kỷ XX khi một số học giả phương tây đã cùng một vài nghệ nhân và trí thức người Mường tỉnh Hoà Bình cùng phối hợp với viện ngôn ngữ phát triển một bảng chữ cái tạm thời dựa trên bảng chữ cái tiếng Việt đã được sửa đổi nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu văn hoá dân tộc Mường.[2]

Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 [6]. Bảng chữ cái này phục vụ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường hiện đang sử dụng bộ chữ này.

Bộ chữ dân tộc Mường này có 28 chữ cái.

Bộ chữ tiếng Mường tỉnh Hòa Bình[6]
STT Chữ hoa Chữ
thường
Tên chữ Âm
chữ
1 A a a a
2 Ă ă á á
3 Â â
4 B b bờ
5 C c kờ
6 Đ đ đê đờ
7 E e e e
8 Ê ê ê ê
9 F f ép phờ
10 G g gờ
11 H h hát hờ
12 I i i i
13 K k ka kờ
14 L l e-lờ lờ
15 M m e-mờ mờ
16 N n e-nờ nờ
17 O o o o
18 Ô ô ô ô
19 Ơ ơ ơ ơ
20 P p pờ
21 R r e-rờ rờ
22 T T tờ
23 U u u u
24 Ư ư ư ư
25 V V
26 W w vê kép wờ
27 X X ích-xì xờ
28 Z z zét zờ

Để ghi các biến thể của tiếng Mường cũng như các từ ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, v.v, tiếng Mường có thể sử dụng các con chữ khác như: j, q, s, y. Tuy nhiên, các con chữ này không thuộc bảng chữ cái tiếng Mường. Trường hợp này giống như tiếng Việt vẫn sử dụng f, j w, z để ghi, nhưng chúng không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.

Bảng dưới đây trình bày các phụ âm trong đó có sự phân biệt giữa các âm tắc hữu thanh và vô thanh của các phương ngữ (Mường Bi, Mường Thành, Mường Động và Ba Trại) và chính tả tương ứng của chúng.[7]

Môi Lợi Ngạc cứng Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m /m/ n /n/ nh /ɲ/ ng /ŋ/
Tắc Thường p /p/ t /t/ ch /c/ c /k/
thanh hầu hoá ph /pʰ/ th /tʰ/ kh /kʰ/
bật hơi b /b/ đ /d/ g ~ ɣ/
Xát vô thanh x /s/ h /h/
hữu thanh v/w/o/u /β/ d/gi/i/y /z ~ j/
Tiếp cận l, tl /l, tl ~ kl/

Phương ngữ Mường Vang hoàn toàn không có sự phân biệt giữa các cặp âm tắc hữu thanh và vô thanh /p b/, /t d/, /k ɡ/, mà chỉ giữ lại âm vô thanh trong mỗi cặp. Phương ngữ Mường Khói và Mường Ống có đầy đủ âm vô thanh, nhưng thiếu âm /ɡ/ trong số các âm tắc hữu thanh. Trong khi đó phương ngữ Thạch Sơn lại thiếu âm /p/.

Ngoài ra, phương ngữ Mường Khói không có âm bật chân răng /tʰ/, mà thay vào đó là âm /hr/. Phương ngữ này cũng được mô tả là có các âm môi-vòm vềm /kʷ/ and /kʷʰ/.

Tất cả các phụ âm này đều có thể xuất hiện ở đầu âm tiết. Ở cuối âm tiết hầu như chỉ có các âm mũi /m n ɲ ŋ/, âm tắc vô thanh /p t c k/, âm cạnh /l/ và âm lướt /j w/ xuất hiện.[8] Trong số các âm vị này, các âm vòm /c ɲ/ đã được phân tích là tổ hợp của âm lướt-ngạc mềm /ʲk ʲŋ/.[9] Ngoài ra, sự phân bố của các âm cuối tiết /c ɲ l/ dường như bị hạn chế hơn so với các phụ âm cuối khá.[10]


Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là bảng hệ thống nguyên âm. Hệ thống này dường như khá đồng nhất giữa các phương ngữ.[7] Hai nguyên âm (/ɤ/ and /a/) có thể ở dạng dài hoặc ngắn.

Trước Sau
không làm tròn làm tròn
Đóng i /i/ ư /ɯ/ u /u/
Giữa ê /e/ ơ, â /ɤː, ɤ/ ô /o/
Mở e /ɛ/ a, ă /aː, a/ o /ɔ/

Ngoài các nguyên âm đơn này, còn có ba nguyên âm đôi /iə, ɯə, uə/.

Thanh điệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các phương ngữ Mường đều có thanh điệu. Phương ngữ Kim Thượng (Phú Thọ) đã từng là đối tượng được chọn trong việc nghiên cứu ngữ âm. [11]

Thanh Độ cao và tuyến điệu Đường nét thanh Kí hiệu Ví dụ
Thanh 1 33 ˧ (không dấu) ma
Thanh 2 20 ˨˩ `
Thanh 3 24 ˧˥ ´
Thanh 4 02 ˩˧  ̉ mả
Thanh 5 4 ˀ˥ ˜

Các biến thể phát âm về thanh điệu ở các vùng miền có thể có khác nhau nhưng đều được quy về 5 thanh và ghi kí hiệu như trên.

Hiện tượng này cũng thường gặp trong tiếng Việt, ví dụ: cách phát âm của người Sơn Tây về thanh huyền; cách phát âm của người khu bốn về thanh sắc (chủng tôi= chúng tôi), cách phát âm thanh hỏi như thanh ngã ở một số địa phương (bị ngả= bị ngã). Tuy nhiên về chính tả chung của tiếng Việt vẫn thống nhất.

Một số ví dụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Anh Mường Việt Việt cổ Các ngôn ngữ khác Khmer Môn-Khmer cổ Các ngôn ngữ khác
zero không không từ tiếng Hán trung cổ sony សូន្យ từ tiếng Phạn शून्य (śūnya, “zero”)
one mốch, môch một *moːc muŏy មួយ *muuj ~ *muəj ~ *muuɲ
two hal hai *haːr pir ពីរ *ɓaar
three pa ba *pa bĕi បី *piʔ
four pổn bốn *poːnʔ buŏn បួន *punʔ
five đằm, đăm năm *ɗam pram ប្រាំ *pɗam
six khảu sáu *p-ruːʔ prămmuŏy ប្រាំមួយ
seven páy bảy *pəs prămpir ប្រាំពីរ
eight thảm tám *saːmʔ prămbĕi ប្រាំបី
nine chỉn chín *ciːnʔ prămbuŏn ប្រាំបួន
ten mườl mười *maːl dáb ដប់ từ tiếng Hán thượng cổ 十 (*di̯əp)
hundred tlăm trăm *k-lam muŏy rôy មួយរយ từ tiếng Thái, ร้อย (roi)
water đác nước (phương ngữ gồm có cả nác) *ɗaːk tɨk ទឹក *ɗaːk
language thiểng tiếng từ tiếng Hán thượng cổ phiəsaa ភាសា từ tiếng Phạn भाषा (bhāṣā)
river không sông *k-roːŋ tŭənlei ទន្លេ (kŭənlɔɔng គន្លង) *d(n)liʔ
sky tlời trời (Tiếng Việt trung cổ: blời) *b-ləːj meik មេឃ từ tiếng Phạn मेघ (megha, “mây”)
moon tlăng trăng (Tiếng Việt trung cổ: blăng) *b-laŋ look khae លោកខែ từ tiếng Phạn लोक (loka, "thế gian”) và tiéng Môn-Khmer nguyên thuỷ *khəjʔ (“trăng; tháng”)
bird chim chim *-ciːm baksəy បក្សី từ tiếng Phạn पक्षि (pakṣi)
forest rầng rừng *k-rəŋ prɨy ព្រៃ *briiʔ
  • Lưu ý rằng hai hệ thống phiên âm Latinh khác nhau được sử dụng để biểu thị tiếng Khmer ở đây. (UNGEGN và Wiktionary Transcription)


Tiếng Mường Dịch nghĩa
"Tlăm thử hương ó chi bằng hương con mại

Tlăm thử tlải ó chi bằng tlải bôông cơm[12]

Trăm thứ hương có gì bằng hương người yêu

Trăm thứ trái có gì bằng trái bông cơm (lúa gạo)[12]

Người đưa câl thanh loong wềl xạ Đông Bắc

Ôông Bình chia sé: Tlước ni đà cỏ 1 hộ đưa câl thanh loong wềl tlôông nhưng chăng theènh côông. Gia đình tôi cỏ tôống diện tích tlêênh 3.000 m2. Tlước ni cẩl lọ, tlôông mỉa, khậw, thu nhập bấp bêênh, ó ốn định. Năm 2015, iểng tlêênh các phương tiện thôông tin đại chủng nỏi cỏ mô hình tlôông quả thanh loong kết hợp cùng du lịch hiệu quá ớ Xuổi Xói, huyện Lạc Thúy cuố eenh Chần Hưng, mọl Hà Nội đêểnh đẩu tư. Tôi đêểnh tận được đớ học tập, mua giôổng. Mởi đầu, tôi đưa bao tlôông thứ nghiệm 2.000m2 thanh loong cá 2 zôổng roọch đó và roọch tlẳng. Thẩy thanh loong phát chiến tốt, năm 2016 tôi tiếp tục tlôông thêm hơn 1.000m2 pợi 420 côốc.[13]

Người đưa cây thanh long về xã Đông Bắc

Ông Bình chia sẻ: Trước đây đã có 1 hộ đưa cây thanh long về trồng nhưng chẳng thành công. Gia đình tôi có tổng diện tích trên 3.000 m2. Trước kia cấy lúa, trồng mía, ngô, thu nhập bấp bênh, khó ổn định. Năm 2015, khi nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về mô hình trồng hoa, thanh long kết hợp với du lịch hiệu quả ở Suối Sỏi, huyện Lạc Thủy của anh Trần Hưng, người Hà Nội đến đầu tư. Tôi đã về tận nơi để học tập, mua giống. Mới đầu, tôi đưa vào trồng thử nghiệm 2.000 m2 thanh long cả hai giống ruột đỏ và ruột trắng. Thấy cây thanh long phát triển tốt, năm 2016, tôi tiếp tục trồng thêm hơn 1.000 m2 với 420 gốc.[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, biên tập (2013). "Muong". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Hà Quang Phùng 2012, tr. 1.
  3. ^ Muong at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
  4. ^ Hà Quang Phùng 2012, tr. 2.
  5. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Muong". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
  6. ^ a b Quyết định số 2295/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình ngày 08 tháng 9 năm 2016 phê duyệt Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Thuvienphapluat, 2016. Truy cập 12/05/2018.
  7. ^ a b Nguyễn Văn Tài 1982, I.2
  8. ^ Nguyễn Văn Tài 1982, II.3.3.2
  9. ^ Nguyễn Văn Tài 1982, II.3.3.1
  10. ^ Nguyễn Văn Tài 1982, II.3.3.3
  11. ^ Nguyễn T. Minh Châu (2021). Glottalization, tonal contrasts and intonation : an experimental study of the Kim Thuong dialect of Muong (Ph.D.) (bằng tiếng Anh).
  12. ^ a b "Mo Mường". Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2019.
  13. ^ "Ngươ̒i dươ kâl thanh loong wê̒l xa̭ Dông Bắc". {{Chú thích web}}: |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  14. ^ "Người thành công đưa cây thanh long về xã Đông Bắc". {{Chú thích web}}: |first= thiếu |last= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]